Thành phần:
Chỉ định:
Điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson vô căn, dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp với levodopa.
Điều trị triệu chứng của hội chứng chân không yên vô căn vừa đến nặng.Liều lượng - Cách dùng
Người trưởng thành:
Điều trị khởi đầu (liều hàng ngày)
Tuần 1: 1,5 viên 0.18.
Tuần 2: 3 viên 0.18 hoặc ¾ viên 0.7.
Tuần 3: 6 viên 0.18 hoặc 1,5 Mipaxol 0.7.
Sau đó, liều có thể tăng thêm 3 viên 0.18 hoặc ¾ viên 0.7 mỗi tuần đến liều tối đa là 18 viên 0.18 hoặc 4,5 viên 0.7.
Điều trị duy trì (liều hàng ngày)
1,5 viên 0.18 đến tối đa 18 viên 0.18 hoặc 4,5 viên 0.7.
Hiệu quả đạt được bắt đầu từ liều 6 viên 0.18 hoặc 1,5 viên 0.7.
Ngừng điều trị: Ngừng thuốc đột ngột có thể dẫn đến xuất hiện hội chứng an thần kinh ác tính. Cần giảm liều pramipexole từ từ đến khi liều hàng ngày đạt 3 viên 0.18 hoặc ¾ viên 0.7. Sau đó, cần giảm liều xuống 1,5 viên 0.18.
Ngừng điều trị: Ngừng thuốc đột ngột có thể dẫn đến xuất hiện hội chứng an thần kinh ác tính. Cần giảm liều pramipexole từ từ đến khi liều hàng ngày đạt 3 viên Mipaxol 0.18 hoặc ¾ viên Mipaxol 0.7. Sau đó, cần giảm liều xuống 1,5 viên Mipaxol 0.18.
Bệnh nhân suy thận:
Clcr = 20 – 50 ml/phút, khởi đầu ½ viên 0.18 x 2 lần/ngày, tối đa là 9 viên 0.18 hoặc 2 ¼ viên 0.7.
Clcr < 20 ml/phút, khởi đầu ½ viên Mipaxol 0.18, tối đa 6 viên Mipaxol 0.18 hoặc 1,5 viên 0.7.
Hội chứng chân không yên:
Khởi đầu ½ viên Mipaxol 0.18 x 1 lần/ngày, dùng 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ, có thể tăng liều mỗi 4 – 7 ngày đến tối đa 3 viên 0.18 hoặc ¾ viên 0.7.
Cần đánh giá đáp ứng của bệnh nhân sau ba tháng điều trị và cân nhắc việc có tiếp tục dùng thuốc hay không.
Ngừng điều trị: Không cần giảm liều từ từ.
Cách dùng:
Có thể dùng lúc đói hoặc noChống chỉ định:
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốcTương tác thuốc:
Amantadin. Cimetidin. Thuốc được bài tiết bởi hệ thống vận chuyển cation ở thận (như cimetidin, ranitidin, diltiazem, triamteren, verapamil, quinidin, quinin): làm giảm độ thanh thải của pramipexol.
Chất đối kháng dopamin (như thuốc an thần, metoclopramid): có thể làm giảm hiệu quả của pramipexol.
Thuốc chống loạn thần: tác động đối kháng có thể xảy raTác dụng phụ:
Rất thường gặp: Chóng mặt, rối loạn vận động, buồn ngủ, buồn nôn.
Thường gặp: Mơ bất thường, lú lẫn, ảo giác, mất ngủ; nhức đầu; suy giảm thị lực kể cả chứng song thị, nhìn mờ và giảm thị lực; hạ huyết áp; táo bón, buồn nôn; mệt mỏi.Chú ý đề phòng:
Bệnh nhân bệnh tim mạch nặng, có rối loạn tâm thần (chỉ điều trị nếu lợi ích cao hơn nguy cơ), bệnh Parkinson (nếu xảy ra rối loạn vận động khi bắt đầu chỉnh liều: giảm liều; biểu hiện hưng cảm và mê sảng tiến triển, hoặc buồn ngủ và/hoặc ngủ gật, hoặc tiến triển rối loạn kiểm soát xung lực: giảm liều/ngưng thuốc từ từ).
Phụ nữ có thai: chỉ dùng nếu lợi ích cao hơn nguy cơ, cho con bú: không nên dùng (nếu bắt buộc phải dùng thuốc, nên ngừng cho con bú).
Kiểm tra mắt khi có bất thường thị lực.
Khi sử dụng cùng thuốc an thần, rượu/alcohol.
Hội chứng an thần kinh ác tính được ghi nhận khi ngừng đột ngột liệu pháp.
Không nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Cần thận trọng trong trường hợp có bệnh tim mạch nặng.
Cần chú ý đến: Ảo giác; cần kiểm tra mắt định kỳ; cần giảm liều levodopa khi rối loạn vận động xảy ra; cần thận trọng khi sử dụng các thuốc an thần hoặc rượu (alcohol) cùng pramipexole; sự xuất hiện của các triệu chứng trong hội chứng an thần kinh ác tính cũng được ghi nhận khi ngừng đột ngột liệu pháp dopaminergic.
Nếu bệnh nhân sử dụng pramipexole có xuất hiện buồn ngủ và/hoặc ngủ gật cần hạn chế lái xe hoặc vận hành máy móc.
Không dùng đồng thời các thuốc chống loạn thần với pramipexole